Được nhiều người giới thiệu rằng một số nơi ở Quảng Bình thường bán nước mắm đặc sản Phú Quốc và Nam Ngư rất rẻ và thơm nên chị Lê Thị Mỹ ở TP.Tuy Hòa, Phú Yên đã mua 5 chai loại 1 lít, nhưng về nhà được ít hôm thì nước mắm bốc mùi thum thủm và nổi váng. Nhiều người khác cũng vì ham rẻ và do một chút thiếu cẩn trọng mà mua phải loại nước mắm được chế bằng nước lã và hương liệu.
Thật ít, giả nhiều
Bà Lê Thị Thành-chủ cửa tiệm nước mắm Đại Thành ở Đồng Hới cho biết trên địa bàn Quảng Bình các nhãn hiệu nước mắm có tiếng như Nam Ngư, Phú Quốc được bán rất nhiều. Trong các siêu thị và cửa hàng lớn thì nước mắm được niêm yết giá theo đúng quy định, tuy nhiên ở các cửa hàng nhỏ lẻ bày bán ngay ở cổng chợ Đồng Hới thì giá cả rất khác nhau vì hầu hết đó là những sản phẩm không đảm bảo chất lượng hoặc đã bị làm giả.
Hiện tại thì thị trường Việt Nam tiêu thụ khoảng 190-200 triệu lít nước mắm nhãn hiệu Phú Quốc, trong khi năng lực sản xuất của các công ty chính hãng chỉ khoảng 20-25 triệu lít/năm. Vậy thì lấy đâu ra nước mắm đặc sản Phú Quốc nhiều đến thế?.
Tương tự như sản phẩm nước mắm đặc sản Phú Quốc thì nước mắm nhãn hiệu Nam Ngư cũng được bày bán tràn lan trên địa bàn Quảng Bình. Có những sạp bán cả những chai không có nhãn mác và cũng không ghi hạn sử dụng. Nhiều tiểu thương ở đây cho biết, lực lượng chức năng cũng thường xuyên đi kiểm tra nhưng các sạp bán hàng này bán xong là thôi, không có đăng kí cửa hiệu đàng hoàng và cũng không có cam kết bán hàng đảm bảo an toàn thực phẩm nên khi xảy ra sự cố thì khó mà thắc mắc được.
Hơn nữa, tâm lý người dân khi mua phải mấy chai nước mắm rởm thì cũng chẳng kỳ công mà đi phản ánh. Bên cạnh đó, tâm lý nhiều người dân khi vào chợ thì muốn mua nhanh, mua rẻ nên mua ngay ở cổng chợ và đã mua phải nước mắm đểu. Có người khi mua còn không để ý cả nhãn mác và các chỉ số về hàm lượng được ghi trên bao bì.
Nhiều chủ cửa hiệu bán nước mắm chính hãng cũng cho biết, nếu là nước mắm Phú Quốc thật thì có chỉ dẫn địa lý và số điện thoại của nơi sản xuất là ở Phú Quốc đàng hoàng chứ không mập mờ như các cửa hàng bán trôi nổi trên địa bàn trong thời gian qua. Với nước mắm Nam Ngư cũng vậy, chỉ cần tin h ý một chút là người tiêu dùng có thể nhận ra đó là hàng thật hay hàng giả.
Chị Lê Thu Thảo cho biết cuối tháng 4/2015 chị mua 2 lít nước mắm Nam Ngư trong một sạp di động ở cổng chợ, có khuyến mãi thêm gói bột ngọt. Nhưng về đến nhà được 3 hôm thì chị thấy nước mắm sủi bọt trắng, mở nắp chai ra thì mùi hắc bốc lên nồng nặc. Chị đã không dám dùng loại nước mắm đó nữa và cũng không dám mua ở những tụ điểm bán di động kèm khuyến mãi như trước nữa.
Chiêu trò chế nước mắm rởm của ông trùm bị sa lưới
Ông Lê Văn Bảo, người bán nước mắm gần 20 năm ở Đồng Hới cho biết chiêu thức làm nước mắm rởm thì rất đơn giản nhưng không phải ai cũng có thể dễ dàng nhận biết được. Đôi khi chúng ta xem nhẹ nhưng thật sự tác hại từ nước mắm rởm là rất khôn lường, nhất là khi các loại nước mắm rởm được chế bằng nước lã và hương liệu. Các đối tượng buôn gian bán lận này thường làm nhái các nhãn hiệu nước mắm nổi tiếng như Phú Quốc, Nha Trang 584, Nam Ngư…
Cách đây không lâu, tỉnh Quảng Bình đã tiến hành truy bắt đối tượng Ngô Thành Tâm (trú tại phường Quảng Long, thị xã Ba Đồn, Quảng Bình) về tội sản xuất hàng giả số lượng lớn, không đảm bảovệ sinh an toàn thực phẩm.
Tâm thú nhận rằng lợi dụng tâm lý của hầu hết người dân, người nội trợ trên địa bàn các tỉnh Bắc Miền Trung đều ham rẻ nhưng lại muốn dùng các loại nước mắm có nhãn hiệu thường được quảng cáo trên ti vi, mà nước mắm lại là đồ dùng thiết yếu hàng ngày nên Tâm đã lập một hệ thống sản xuất nước mắm rởm, rất có lời. Tâm cũng khai nhận rằng nếu tiêu thụ muốn tránh bị phát hiện thì cứ thuê xe tải chở về các vùng nông thôn, bán cho các cửa hàng, bán sỉ giá rẻ thôi cũng đã lời rất nhiều rồi.
Theo thú nhận của ông trùm làm nước mắm rởm này thì có những tháng cao điểm đầu năm 2015, Tâm tiêu thụ được vài ngàn chai nước mắm. Tại thời điểm bị truy bắt, Tâm cũng đang vận chuyển gần 2.000 chai nước mắm rởm đặc sản hiệu Nam Ngư đi tiêu thụ. Đối tác ở thành phố mà Tâm hướng đến là các sạp bán hàng nhỏ lẻ, di động chứ không dám đưa vào các cửa hàng lớn vì sợ bị lộ.
Chiêu trò Tâm thường dùng nhất để sản xuất nước mắm đặc sản giả đó là mua nguyên vật liệu, công cụ trôi nổi trênthị trườngđể làm giả. Tất cả nước mắm đó chủ yếu chế từ nước lã, muối, nước khoáng và đường nấu cháy tạo màu. Vỏ chai đựng nước mắm được mua từ các nơi bán phế liệu với giá rẻ bèo. Các loại nhãn mác thì Tâm tự chế tác thông qua chiếc máy scan và máy photo. Nước mắm rởm này bảo quản được trong thời gian rất ngắn, thế nên khi các tụ điểm hết hàng thì Tâm mới tiến
Theo nhiều chủ hàng phân phối nước mắm đặc sản thật trên địa bàn Đồng Hới thì chỉ cần nắm được một số thủ thuật nhỏ và quan sát là có thể nhận biết được nước mắm giả hay thật. Điều đó sẽ giúp cho người tiêu dùng tránh được rất nhiều tác hại. Người tiêu dùng nên đọc kỹ các thành phần, hạn sử dụng trên sản phẩm, theo đó độ đạm càng cao thì nước mắm càng có dinh dưỡng, càng thơm ngon.
Hiện nước mắm có 4 loại: Loại đặc biệt có độ đạm 30 độ (hoặc 30,5 độ), loại thượng hạng 25 độ, loại 1 là 15 độ, loại 2 là 10 độ. Với nước mắm không ghi thành phần độ đạm mà chỉ ghi là hương cá hồi, hương cá cơm, cá ngừ… thì chỉ làm từ hương liệu pha với một tỷ lệ nhỏ nước mắm cốt mà thôi.
Đây cũng chính là dấu hiệu để nhận biết hàng kém chất lượng. Hơn nữa, khi mua nước mắm về sử dụng, người tiêu dùng có thể phân biệt chất lượng nước mắm bằng một cái chảo nóng: Khi đổ một thìa nhỏ nước mắm vào, nếu nước mắm khô rất nhanh, tạo thành một vệt trắng thì đó là nước mắm pha muối và hương liệu; còn nước mắm làm từ cá có độ đạm cao sẽ bốc hơi chậm hơn, khi cháy để lại vệt cháy đen và bốc mùi khét nẹt. Nếu phát hiện ra điều này thì nên ngừng việc sử dụng loại nước mắm đó vì đó là hàng rởm, sử dụng lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe .
(Theo Huy Hoàng – nguoiduatin.vn)